image banner
Xã Ngọc Phụng triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 năm 2024
          Hồi 13 giờ ngày 06/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
        Ngày 05/9/2024, thực hiện Công điện số 12/CĐ-UBND, ngày 04/9/2024 của UBND huyện Thường Xuân về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, UBND xã Ngọc Phụng đã ban hành Công văn số 235/UBND-NN để chỉ đạo các thôn hướng dẫn Nhân dân chủ động ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024 và công văn 239/UBND-NN về việc khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3 (YAGI) cho cây trồng, vật nuôi. theo đó, tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện tại Công điện số 12/CĐ-UBND, ngày 04/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình của cơn bão, tuyên truyền, cảnh báo đến nhân dân biết để chủ động chằng, chống nhà cửa, xưởng sản xuất, quán hàng có sử dụng (tấm lợp bằng mái tôn, mái bro ximăng...) trần nhựa, cửa kính, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao tránh bị sập, đỗ gẫy thiệt hại về tài sản và tính mạng con người và di dời đến nơi an toàn nếu cần thiết;

3. Rà soát, kiểm tra hệ thống rãnh thoát nước, mương tiêu lũ, đường tràn nhằm đảm bảo việc chống ngập úng khi bão đỗ bộ vào, thông báo cho các hộ khơi thống rãnh thoát nước xung quang nhà, để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

4. Rà soát các hộ người dân có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lên phương án di rời để bảo đảm an toàn người và tài sản; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

5. Huy động lực lượng, phương tiện, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

6. Đối với các công trình đang thi công xây dựng: Phải thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình trong mùa mưa bão.

7. Giám đốc HTX DVNN tổng hợp Ngọc Phụng phân công cán bộ theo dõi, trực các hồ chứa nước được giao quản lý để vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn.

8. Đài truyền thanh xã và loa truyền thanh thôn tăng cường thời lượng phát tin để người dân nắm được về diễn biến bão số 3, mưa, lũ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả, hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó của cơ quan chức năng, để giảm thiệt hại do thiên tai.

9. Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy PCTT, TKCN và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện để tổng hợp, báo cáo theo quy định. 

10. Triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3 (YAGI) cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã, cụ thể như sau:
           a. Đối với cây trồng:

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức huy động nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh các loại cây trồng nhất là lúa, ngô đã chín từ 80% trở lên, các loại cây màu đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; nhất là các vùng trũng thấp có nguy cơ ngập úng nhằm hạn chế thiệt hại do bão, mưa lớn và dông, lốc gây ra.

- Kiểm tra mực nước trên mặt ruộng, đối với diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và diện tích lúa chưa đến thời gian thu hoạch ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập úng cần tiêu kiệt nước đệm trên mặt ruộng, nước đệm trên hệ thống kênh mương nội đồng. Đối với diện tích lúa chưa đến kỳ thu hoạch ở vùng không có nguy ngập úng cần duy trì nước mặt ruộng để cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Vùng có nguy cơ ngập úng cần tu sửa, bảo trì máy móc, nạo vét, khơi thông hệ thống tiêu để sẵn sàng tiêu úng khi mưa lớn gây ngập úng. Khẩn trương tiêu cạn nước mặt ruộng; nước đệm trên hệ thống kênh mương nội đồng, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu đảm bảo tiêu nước nhanh gọn.

b. Đối với vật nuôi:

- Tổ chức kiểm tra hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện gia cố vững chắc chuồng trại để phòng chống mưa bão.

- Những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt kéo dài cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống.

- Sau mưa bão tổ chức thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường quanh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 tuần 1-2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo Kế hoạch cho đàn vật nuôi, trường hợp có vật nuôi chết thực hiện tiêu huỷ theo đúng quy định.

- Khuyến cáo người nuôi thủy sản chủ động theo dõi thời tiết, áp dụng biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nuôi trồng trước trong và sau mưa bão, nhằm giảm thiểu thiệt hại. 

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND XÃ THƯỜNG XUÂN
Địa chỉ: Xã Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
Email:
Trưởng Ban biên tập: .....; Chức vụ: .......
Ghi rõ nguồn: Trang thông tin điện tử Xã Thường Xuân hoặc https://thuongxuan1.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT